Tháng Ba 2, 2023 By Kiểm Nguyễn Off

WBC là gì? Ý nghĩa chỉ số xét nghiệm WBC 

Nếu bạn đã từng xét nghiệm máu thì không còn xa lạ gì với xét nghiệm WBC. Đây được biết đến là xét nghiệm dùng để đo số lượng bạch cầu trong máu.  Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về WBC là gì hay ý nghĩa của chỉ số WBC là gì. Hôm nay hãy cùng placeshiftingenthusiasts.com tìm hiểu về chỉ số WBC qua bài viết dưới đây nhé!

I. WBC là gì?

WBC được hiểu là bạch cầu

WBC là từ viết tắt của White Blood Cell trong tiếng Việt có nghĩa là bạch cầu. Các tế bào bạch cầu đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến của cơ thể chống lại mầm bệnh và vi khuẩn lạ và ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

Các tế bào bạch cầu được tạo ra từ tủy xương. Bạch cầu được tìm thấy chủ yếu trong máu, tuy nhiên vẫn có một số lượng lớn bạch cầu được tìm thấy trong các mô của cơ thể và có chức năng bảo vệ là nhận biết và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh.

Có năm loại tế bào bạch cầu chính:

  • Bạch cầu đa nhân ái kiềm
  • Bạch cầu đa nhân ái toan
  • Tế bào lympho (tế bào T, tế bào B, tế bào giết người tự nhiên)
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Bạch cầu trung tính. 

Xét nghiệm tế bào máu WBC là xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện khi xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm bạch cầu là xét nghiệm đo số lượng bạch cầu có trong máu.

Các bác sĩ sử dụng kết quả sau khi lấy số lượng bạch cầu trong máu để giúp bác sĩ chẩn đoán sức khỏe của bệnh nhân như nhiễm trùng dị ứng, ung thư máu, bệnh bạch cầu, tác dụng phụ của thuốc.

II. Tại sao cần thực hiện xét nghiệm WBC?

Xét nghiệm bạch cầu – WBC là một kỹ thuật đơn giản nhưng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định và đánh giá sức khỏe tổng quát của mỗi người. 

WBC là xét nghiệm giúp xác định bạch cầu trong máu

Đặc biệt, dựa vào kết quả thu được, các bác sĩ xác định chính xác số lượng của từng loại bạch cầu trong máu. Nhờ đó, nhiều căn bệnh nguy hiểm được phát hiện: dị ứng, nhiễm trùng, các bệnh về máu ác tính như ung thư bạch cầu, ung thư hạch.

Ai nên thực hiện xét nghiệm WBC?

Nếu gặp một số dấu hiệu như dưới đây bạn nên đi kiểm tra sức khỏe, cụ thể:

  • Mệt mỏi dài ngày, sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Hay xuất hiện vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân
  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng,..

III. Chỉ số WBC bình thường là bao nhiêu?

Vậy chỉ số WBC ở người bình thường là bao nhiêu? Số lượng tế bào bạch cầu (WBC) của người bình thường nằm trong khoảng từ (4 – 10) giga/L đến 11.000 WBC trên mỗi microlit. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà khoảng giá trị này có thể thay đổi đôi chút ở các phòng xét nghiệm, và cũng có thể thay đổi theo độ tuổi, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, do các phòng thí nghiệm sử dụng các phép đo và tính toán khác nhau và xét nghiệm các mẫu khác nhau nên có thể có sự khác biệt nhỏ về phạm vi bạch cầu trong máu của người bình thường. 

IV. Ý nghĩa của chỉ số WBC bất thường

1. Chỉ số WBC giảm

Chỉ số WBC thấp hơn bình thường được gọi là tình trạng giảm bạch cầu.Số lượng dưới 4 (Giga/L) được coi là thấp hơn bình thường.

Chỉ số WBC thấp có thể là do bệnh sốt xuất huyết

Số lượng bạch cầu thấp hơn bình thường có thể có một số lý do, bao gồm:

  • Nhiễm virus: sốt xuất huyết, HIV…
  • Tủy xương bị thiếu hoặc khiếm khuyết (do nhiễm trùng, khối u hoặc sẹo bất thường).
  • Một số bệnh tự miễn dịch như lupus (SLE). 
  • Dùng thuốc điều trị ung thư hoặc các loại thuốc khác.
  • Do bệnh gan hoặc lá lách.
  • Do xạ trị ung thư và một số bệnh do virus như bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.
  • Do tổn thương tủy xương, nhiễm khuẩn rất nặng.
  • Do căng thẳng tinh thần nặng nề hoặc do các vấn đề về thể chất (chấn thương, phẫu thuật…). 

Số lượng bạch cầu thấp hơn bình thường cũng có thể do một số loại thuốc gây ra, chẳng hạn như: Thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc hóa trị chlorpromazine, clozapine, thuốc lợi tiểu (thuốc nước),…

2. Chỉ số WBC tăng

Số lượng bạch cầu cao hơn bình thường dẫn đến tăng bạch cầu. Điều này được gây ra bởi các yếu tố khác nhau như:

  • Cắt bỏ lá lách sau phẫu thuật.
  • Hút thuốc lá
  • Nhiễm trùng. 
  • Các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp và dị ứng cơ thể. 
  • Bệnh bạch cầu. 
  • Bệnh Hodgkin với tổn thương mô: bỏng, ung thư máu, bệnh đa hồng cầu,…

Có thể thấy được bạch cầu đóng vai trò quan trọng với cơ thể con người. Vậy nên việc xét nghiệm WBC có thể xác định số lượng tế bào bạch cầu trong máu, từ đó xác định được các bệnh lý tiềm ẩn. Hy vọng những thông tin về WBC là gì có thể hữu ích với các bạn. Cảm ơn đã đón đọc!